Ngành nuôi tôm công nghiệp đã và đã có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế của nước nhà. Tuy nhiên, phần lớn là hình thức nuôi tôm nhỏ lẻ theo hộ gia đình, không có hệ thống xử lý nước thải, gây ra các hệ lụy về ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh tràn lan khó có thể kiểm soát được. Với các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp sẽ giúp người nuôi giải quyết được những vấn đề này.
Việc xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp là việc cần thiết và cấp bách nhất hiện nay, bởi lẽ chúng đã và đang đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhất là các hộ nuôi nhỏ lẻ, các hộ nuôi tự xây đầm nhưng không có hệ thống xử lý nước thải ao nuôi tôm công nghiệp chuyên biệt, khiến các chất thải hữu cơ, các loại thuốc bị xả thẳng ra nguồn nước gây ra ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng.
Lượng chất thải hữu cơ trong ao tôm có nguồn gốc từ các loại thức ăn dư thừa, phân tôm, các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh,… Nước thải ao nuôi tôm mang theo một lượng lớn các loại hợp chất Nitơ, photpho, các chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.
Bên cạnh đó, sự có mặt của các loại chất hữu cơ sẽ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, đồng thời làm tăng BOD, COD, khí độc trong lưu vực tự nhiên.
Hành động xả nước thải ao nuôi tôm công nghiệp ra kênh rạch mà không được xử lý sẽ làm môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu việc xả thải diễn ra liên tiếp và liên tục sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển gây những rủi ro ngoài ý muốn cho ngành công nghiệp nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh.
Xem thêm: Cách diệt trứng nước trong ao nuôi tôm
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm từ khâu đầu vào như kiểm soát chất lượng thức ăn, thuốc tôm,… đến các khâu xử lý nước thải đầu ra và phối hợp hòa trộn với quy trình xử lý nước thải nuôi tôm đúng kỹ thuật.
Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm ở phương pháp này cũng dễ thực hiện, chúng ta cần phải thiết kế một hệ thống bể lọc, hai ao nuôi cá rô phi, một ao cỏ rong. Quy trình sẽ được thực hiện như sau:
Nước thải sau khi xi phong từ ao nuôi ra ngoài sẽ được bơm vào bể lọc nhằm tách các hợp chất hữu cơ và sau đó đi xuống ao nuôi cá rô phi 1. Tại ao này các chất thải hữu cơ tiếp tục được cá rô phi ăn và các chất lơ lửng sẽ được lắng thêm lần nữa. Tiếp theo, nước thải sẽ được xuống ao nuôi cá rô phi 2 thực hiện giống với ao 1. Khâu cuối là nước từ ao 2 sẽ được đi qua cống sang ao cỏ rong. Tại đây các loại thực vật và hệ vi sinh vật sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng, ngăn lại tất cả các chất rắn, lơ lửng và hạn chế tảo phát triển.
Ngoài ra, bà con cũng có thể nuôi cá rô phi trực tiếp trong các ao tôm. Các loại chất thải hữu cơ sẽ được làm thức ăn cho cá rô phi, giảm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Xem thêm: 4 yếu tố giúp tôm lột xác đồng đều
Đây là những thông tin về phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp bằng cá rô phi bà con nuôi cần lưu ý để đạt được hiệu quả tối đa trong vụ nuôi. Quý bà con có nhu cầu có thể liên hệ trực tiếp đến số HOTLINE 0878727777 hoặc chat trực tuyến trên website thuocthuysanduongphat.com hoặc fanpage Bio-Dpha / Giải Pháp Thuỷ Sản – Mr Dựng để nhận sự hỗ trợ từ chuyên viên tư vấn của chúng tôi.
Chia sẻ bài viết:
Công ty TNHH XNK Dương Phát MSDN: 1801664653 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Cần Thơ
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH XNK Dương Phát . Thiết kế bởi Hpsoft.vn