Tảo xanh hay tảo lam - một loại tảo độc thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm cá thật chất là vi khuẩn lam có khả năng quan hợp và chúng có cấu trúc gần với vi khuẩn hơn là tảo nhưng tốc độ phát triển của tảo lam lại chậm hơn các loại tảo khác. Tảo xanh phát triển mạnh mẽ nhất trong điều kiện nhiệt độ lớn hơn 25oC. Nếu như các loài tảo khác là nguồn thức ăn cho phiêu sinh động vật trong chuỗi thức ăn thì ngược lại, tảo lam lại là đối tượng “tấn công” của vi khuẩn và virus.
Như đã biết, Nitơ (N) và Phospho (P) là hai yếu tố quan trọng giúp tảo phát triển. Cả hai yếu tố này đều hiện diện trong ao thông qua quá trình phân hủy hữu cơ với tỉ lệ tốt nhất là N:P = 7:1. Song, mặc dù hàm lượng Phospho ít hơn nhưng lại cần thiết hơn.
Cả Nitơ và Phospho đều có trong thức ăn tôm, chính vì thế việc cung cấp thức ăn dư thừa thường làm tảo phát triển dày đặc gây thiếu oxy. Thành phần giống loài tảo phát triển trong ao phụ thuộc vào tỉ lệ N:P. Khi tỉ lệ N:P cao đồng nghĩa Phospho trong ao thấp, khi đó tảo lục chiếm ưu thế, ngược lại khi tỉ lệ N:P thấp đồng nghĩa Phospho trong ao cao thì tảo xanh sẽ phát triển.
Trong ao nuôi thâm canh mật độ cao (đặc biệt với tôm thẻ chân trắng) thức ăn được cấp liên tục đồng nghĩa nguồn Nitơ và Phospho luôn hiện diện trong ao. Thêm vào đó, Phospho trong thức ăn không được tốm hấp thụ hoàn toàn do thiếu Enzyme Phytase trong hệ tiêu hóa, do đó lượng Phospho thải ra trong môi trường ngoài rất lớn. Vấn đề sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu thức ăn cho thừa và không kiểm soát tốt. Do vậy, phần lớn những trường hợp này tảo xanh sẽ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là vào mùa nắng.
Như đã nói ở trên, tảo xanh là một loài tảo độc và không có bất kỳ lợi ích gì cho tôm cá nuôi. Khi tảo nở hoa sẽ hình thành nên một lớp sơn quánh đặc phủ kín mặt ao gây thiếu oxy trong ao (đặc biệt vào ban đêm) góp phần làm cho tôm cá nuôi bị ngạt do thiếu oxy.
Ngoài những điều kể trên, tảo lam còn trực tiếp gây bệnh gan tụy, phân trắng,… làm cho tôm nuôi có mùi lạ. Nguy hiểm hơn, tảo xanh còn gây hại cho cả con người. Bằng chứng là khi tiếp xúc với loại tảo này sẽ có thể gây dị ứng da và mắt, nếu ăn phải một lượng nhỏ sẽ gây ngộ độc hệ tiêu hóa, nặng nhất là gây hại đến gan và hệ thần kinh.
Hiện nay có nhiều cách xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm, cá. Mỗi phương pháp khác nhau sẽ đem lại các công dụng khác nhau, cụ thể:
Để xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm thì biện pháp an toàn và hiệu quả nhất là sử dụng chế phẩm sinh học để khống chế tảo xanh phát triển. Biện pháp này rất an toàn và không gây ra biến động lớn trong ao nuôi.
Khi tảo xanh phát triển quá mức, bà con cần tiến hành bộ đệm, nếu hệ đệm cao thì tiến hành thay nước khoảng 30% ao nuôi vào ban đêm để giảm tảo. Ngược lại, nếu hệ đệm quá thấp bà con cần tiến hành diệt tảo lam bằng vôi.
Tiến hành ngâm vôi nung hoặc vôi đá khoảng 12 giờ, vào giữa đêm mang ra tạt đều quanh ao với liều lượng 30kg/ 1000 m3 nước. Thực hiện 2 ngày liên tiếp sẽ giúp ao nuôi giảm tảo
Xem thêm: Cách sử dụng vôi trong xử lý tảo xanh
Xem thêm: Quy trình cắt tảo xanh hiệu quả và tiết kiệm
Cho tôm ăn bằng nhá, cho ăn vừa phải, tránh dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước.
Định kỳ bón vôi ổn định môi trường ao giúp tăng cường khoáng chất và ổn định hệ đệm cho ao.
Điều chỉnh các yếu tố môi trường về ngưỡng ổn định như độ mặn, độ pH, độ kiềm,…
Tích cực thay nước nếu có thể, vớt bỏ khi tảo bị tạt ở cuối đầu gió.
Tảo xanh phát triển quá mức sẽ gây nguy hiểm cho tôm nuôi, do đó bà con cần tuân thủ các biện pháp trong quá trình nuôi từ khâu cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật, quản lý thức ăn, quản lý môi trường ao nuôi không để thức ăn dư thừa và tránh các nguồn thức ăn như phân gia súc, gia cầm và các nguồn nước thải khác trong suốt quá trình nuôi.
Chia sẻ bài viết:
Công ty TNHH XNK Dương Phát MSDN: 1801664653 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Cần Thơ
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH XNK Dương Phát . Thiết kế bởi Hpsoft.vn