Bệnh đen mang là bệnh thường gặp trên cả tôm thẻ, tôm sú và tôm càng xanh. Bệnh đen mang khiến tôm phát triển chậm, thậm chí gây chết tôm hàng loạt, gây thiệt hại kinh kế nặng nề cho bà con. Để hiểu rõ hơn về biểu hiện bệnh, nguyên nhân, biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả Giải Pháp Thuỷ Sản sẽ cùng bà con tìm hiểu về vấn đề này.
Môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm do hàm lượng thức ăn dư thừa, xác tảo, chất thải hữu cơ, tích tụ lâu ngày dưới đáy ao mà không được xử lý làm đáy dơ. Nồng độ các khí độc cao như: NH3, NO2, H2S cao làm cho sắc tố Melanin phát triển tại các mô của mang tạo thành hiện tượng đen mang. Nhiều trường hợp có thể gây đen mang nghiêm trọng và có tỷ lệ chết cao.
Do tảo, vi sinh vật, vi khuẩn lơ lửng trong nước bám vào mang tôm
Tôm bị đóng rong ở mang và vỏ tạo điều kiện cho các chất hữu cơ bám vào làm chuyển sang màu đen.
Do nhiễm vi khuẩn dạng sợi Vibrio, nhiễm nấm Fusarium, nhiễm ký sinh trùng sán lá đơn chủ (xuất hiện nhiều sau các cơn mưa).
Do môi trường nước ao nuôi có nồng độ pH thấp, có nhiều ion kim loại nặng (sắt, nhôm), muối của các kim loại này kết tụ trên mang của tôm làm nó dịch chuyển sang màu đen.
Môi trường nước thiếu tảo, thiếu Vitamin C và các loại khoáng chất thiết yếu cũng có hiện tượng bị đen mang và các đốm đen trên khắp cơ thể.
Tôm thường bị nổi đâu do thiếu oxy, tấp mé, bơi lờ đờ trên mặt nước, tôm bị bệnh thường ít hoạt động.
Mang tôm chuyển từ màu đỏ đến màu nâu sáng và cuối càng là màu đen. Các mô ở mang bị tổn thương, toàn bộ tơ mang bị phá hủy.
Giảm ăn, chậm lớn, tôm còi cọc chết khi có thêm các tác nhân khác tác động vào.
Ngoài ra, bà con cần kiểm tra môi trường nước. Môi trường đáy ao bị ô nhiễm, nhiều bùn đen, tảo dày, khí độc cao. Bệnh đen mang ở tôm thường xuất hiện trong ao nuôi có mật độ nuôi cao, sục khí không đủ, không thay nước, ít sử dụng vi sinh xử lý đáy để xử lý môi trường đáy.
Quản lý tốt khẩu phần ăn của tôm, tuyệt đối không nên cho tôm ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng dư thừa, thức ăn và tạp chất hữu cơ tích tụ lâu dưới đáy;
Thường xuyên kiểm tra sự phát triển của tảo thông qua màu nước, nếu tảo phát triển quá dày đặc cần có giải pháp kiểm soát tảo hiệu quả để tránh hiện tượng tảo tàn gây ô nhiễm nguồn nước. Luôn đảm bảo màu nước và độ pH ở mức ổn định;
Bổ sung Vitamin C và các khoáng chất vào thức ăn cho tôm để tôm tăng sức đề kháng và tăng khả năng chống chịu với môi trường. Định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để xử lý các yếu tố môi trường giúp tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển khỏe mạnh;
Khi tôm xuất hiện những triệu chứng nhiễm bệnh, bà con cần tiến hành:
Giảm lượng thức ăn hoặc ngừng cho ăn, thay nước ao nếu cần thiết. Nước cấp vào ao phải được lấy từ ao lắng hoặc đã qua các công đoạn khử trùng;
Bà con có thể sử dụng chế phẩm vi sinh DPHATUREN-US hoặc DPHA-CACBONAT theo liều của nhà sản xuất tạt đều xuống đáy ao nhằm mục đích xử lý bùn đáy ao và kiểm soát khí độc NH3/NO2 trong ao
Trên đây là những thông tin mà thuocthuysanduongphat.com đã chia sẻ đến bà con. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích để bà con có vụ mùa bội thu.
Chia sẻ bài viết:
Công ty TNHH XNK Dương Phát MSDN: 1801664653 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Cần Thơ
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH XNK Dương Phát . Thiết kế bởi Hpsoft.vn